10 Lý do Vì sao Ăn nhiều Đường rất Nguy hiểm Cho Cơ thể?

Từ nước sốt marinara đến bơ đậu phộng, đường phụ gia có thể được tìm thấy ngay cả trong những sản phẩm không ngờ nhất.

Ngày nay, càng nhiều người chọn thức ăn nhanh, thức ăn đã qua chế biến và snacks là lựa chọn dinh dưỡng của họ.

Vì các sản phẩm này thường chứa một lượng đường lớn, nên nó chiếm một tỷ lệ lớn lượng calo tiêu thụ hàng ngày của chúng.

Tại Mỹ, các loại đường bổ sung chiếm tới 17% tổng lượng calo tiêu thụ của người lớn và lên đến 14% cho trẻ em.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên hạn chế lượng calo từ đường đến dưới 10% mỗi ngày.

Các chuyên gia tin rằng chính việc ăn quá nhiều đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì và nhiều bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Dưới đây là 10 lý do tại sao ăn quá nhiều đường có hại cho sức khỏe của bạn.

1 – Gây Tăng Cân

an nhieu duong co hai cho suc khoe

Tỷ lệ béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới và đường phụ gia, đặc biệt là từ đồ uống ngọt có đường, được cho là một trong những thủ phạm chính.

Những thức uống có đường như nước ngọt, nước trái cây và trà ngọt chứa nhiều fructose, một loại đường đơn giản và phổ biến.

Tiêu thụ fructose làm tăng cơn đói và ham muốn của bạn đối với thức ăn nhiều hơn đường glucose, loại đường chính được tìm thấy  nhiều trong thực phẩm có tinh bột.

Ngoài ra, việc nạp đường fructose quá mức có thể gây ra đề kháng với leptin, một hoóc-môn quan trọng điều hòa cơn đói của cơ thể.

Nói cách khác, đồ uống có đường không kiềm chế cơn đói của bạn, mà có tác dụng ngược là làm tăng lượng calo tiêu thụ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống đồ uống có đường, chẳng hạn như soda và nước trái cây, có cân nặng hơn rất nhiều so với những người không sử dụng đồ uống ngọt.

 Ngoài ra, uống nhiều đồ uống có đường có liên quan đến sự gia tăng lượng mỡ nội tạng, một loại chất béo liên quan với các bệnh như tiểu đường và bệnh tim.

2 – Tăng Nguy cơ Mắc Bệnh tim

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chế độ ăn nhiều đường là nguyê nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim, thủ phạm số một gây tử vong trên toàn thế giới.

Bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến béo phì, viêm và triglycerid cao, lượng đường trong máu và huyết áp – là những yếu tố quan trọng tăng nguy cơ bệnh tim.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đường, đặc biệt là từ đồ uống có đường, có liên quan đến xơ vữa động mạch, một bệnh đặc trưng bởi mỡ, tắc nghẽn động mạch.

Chỉ 500ml soda có chứa 52 gam đường, tương đương với hơn 10% lượng calo tiêu thụ hàng ngày của bạn, dựa trên chế độ ăn 2.000 calo.

Điều này có nghĩa là uống 2 lon nước ngọt mỗi ngày đã đủ để vượt quá lượng đường giới hạn hằng ngày.

3 – Gây Mụn Trứng cá

Bên cạnh việc tăng nguy cơ mắc bệnh bên trong, đường còn gây ra những bệnh liên quan đến ngoại hình của bạn, điển hình là mụn trứng cá.

Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng chế độ ăn uống giàu tinh bột, bao gồm đồ ăn thức uống có đường, làm tăng nguy cơ mắc mụn trứng cá lên đáng kể.

Thực phẩm có chỉ số glycemic cao, chẳng hạn như kẹo ngọt, tăng lượng đường trong máu của bạn nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số đường glycemic trung bình.

Các thức ăn có đường làm tăng lượng đường và ức insulin trong máu một cách nhanh chóng, tăng nội tiết androgen, tất cả đều đóng vai trò trong phát triển mụn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít glycemic sẽ làm giảm nguy cơ bị mụn trứng cá, trong khi chế độ ăn glycemic cao lại mang kết quả ngược lại.

4 – Tăng Nguy cơ Mắc Bệnh Tiểu đường

vi sao khong nen an nhieu duong

Số liệu thống kê đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua.

Mặc dù có nhiều lý do dẫn đến việc này, có một mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêu thụ đường quá mức và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Béo phì, thường được gây ra do ăn/ uống quá nhiều đường, được coi là nguyên nhân chính cho bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, nếu hấp thụ đường quá nhiều trong thời gian dài sẽ thúc đẩy tính kháng insulin, một loại hoóc-môn được sản xuất bởi tuyến tụy giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Kháng insulin làm cho lượng đường trong máu tăng lên và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng những người uống nhiều đồ uống ngọt, kể cả nước trái cây, có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường.

5 – Tăng Nguy cơ Mắc Ung thư

Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. Nghe xong là hết muốn uống Coca nữa luôn …

Đầu tiên, một chế độ ăn giàu các loại đồ ăn nước uống có đường có thể dẫn đến béo phì, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư của bạn.

Hơn nữa, chế độ ăn nhiều đường sẽ làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể và có thể gây kháng insulin, cả hai đều làm tăng nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 430.000 người phát hiện ra rằng việc thêm đường phụ gia làm  tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư màng phổi và ung thư ruột non.

Hiện nay, đang có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa đường và ung thư để đưa ra kết luận rõ ràng hơn.

6 – Tăng Nguy cơ Bệnh Trầm cảm

Trong khi một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn thì một chế độ ăn nhiều đường và các thực phẩm chế biến có thể làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm.

Tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến, bao gồm các sản phẩm có đường cao như bánh ngọt và đồ uống có đường, tăng tỉ lệ bệnh trầm cảm cao hơn so với bình thường.

Các nhà nghiên cứu tin rằng sự thay đổi đường huyết, rối loạn vận động và rối loạn dẫn truyền thần kinh có thể là nguyên nhân gây ra chính các tác hại trên.

7 – Làm Da Lão hóa Nhanh

an nhieu duong co hai cho suc khoe

Không một ai có thể “chạy trốn” khỏi thời gian. Và dấu hiệu nhận biết độ lão hóa dễ nhất là qua các nếp nhăn trên da mặt.

Tuy nhiên, sai lầm trong việc lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn uống có thể tăng quá trình lão hóa da một cách đáng kể.

AGEs là các hợp chất được hình thành bởi các phản ứng giữa đường và protein trong cơ thể của bạn. Các nghiên cứu đã cho thấy AGEs đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa da.

Tiêu thụ một chế độ ăn giàu carbs tinh chế và đường làm tăng lượng AGEs, dẫn đến làn da của bạn bị lão hóa sớm.

Bên cạnh đó các hợp chất AGE làm tổn thương collagen và elastin, đây  là những protein giúp da căng và giữ vẻ trẻ trung. Khi collagen và elastin bị tổn thương, da sẽ mất độ săn chắc và bắt đầu chảy xệ.

8 – Tăng Tế bào Lão hóa trong Cơ thể

Telomere là những cấu trúc được tìm thấy ở phần cuối của nhiễm sắc thể, là những phân tử chứa một phần hay toàn bộ thông tin di truyền của bạn.

Telomeres hoạt động như lớp bảo vệ, ngăn ngừa nhiễm các sắc thể xấu hoặc kết hợp với nhau.

Khi bạn lớn lên, telomere tự nhiên rút ngắn, làm cho các tế bào bị lão hóa và giảm tác dụng. Mặc dù rút ngắn telomeres là một phần bình thường của lão hóa, lựa chọn lối sống không lành mạnh có thể tăng tốc quá trình lên đáng kể.

Tiêu thụ lượng đường cao đã được chứng minh là làm tăng quá trình này, đồng nghĩa việc lão hóa tế bào.

9 – Tăng Nguy cơ Mắc Gan Nhiễm mỡ

Việc ăn/ uống thực phẩm có chứa nhiều fructose đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Không giống như glucose và các loại đường khác, đều được hấp thụ bởi nhiều tế bào khắp cơ thể, đường fructose hầu như bị phân hủy bởi gan.

Trong gan, fructose được chuyển đổi thành năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng glycogen. Nhưng số lượng glycogen lưu trữ trong gan là có hạn, điều này đồng nghĩa lượng glycogen dư thừa sẽ chuyển thành chất béo trong gan.

Một lượng lớn đường bổ sung ở dạng fructose sẽ làm quá tải gan của bạn, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD), một tình trạng đặc trưng bởi sự tích tụ chất béo dư thừa ở gan.

10 – Các Rủi ro Sức khỏe khác

Bên cạnh những rủi ro kể trên, đường có thể gây hại cho cơ thể bạn theo nhiều cách khác nữa. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể:

  • Các bệnh về thận: Cơ thế có mức đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho các mạch máu trong thận của bạn. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan về thận.
  • Các bệnh răng miệng: Ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng.
  • Tăng nguy cơ bệnh gout: Gout là một tình trạng viêm đặc trưng bởi đau ở các khớp. Các loại đường phụ gia làm tăng nồng độ axit uric trong máu, làm tăng nguy cơ phát triển hoặc làm xấu đi bệnh gút.
  • Giảm nhận thức: Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và làm cơ thể ít minh mẫn.

Kết Luận

Nhìn chung ăn quá nhiều đường có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Một lượng lớn thức ăn ngọt và đồ uống có thể dẫn đến tăng cân, các vấn đề đường huyết và tăng nguy cơ mắc bệnh tim và một số rủi ro bệnh khác.

Vì những lý do này, đường phụ gia nên được giữ ở mức tối thiểu bất cứ khi nào có thể. Bạn có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

5/5 - (7 votes)

5/5 - (7 votes)

Leave a comment